Hai sàn giao dịch mã hóa bị nhà điều chỉnh tài chính Nhật Bản đình chỉ
FSHO, Eternal Link bị đình chỉ, Lastroots bị nhắc nhở phải cải thiện
Các nền tảng mã hóa bị xử phạt - FSHO, Eternal Link và Lastroots - đã nhận được yêu cầu cải thiện hoạt động kinh doanh của họ. Đây là những điều đã được ban hành bởi cơ quan quản lý tài chính của Nhật Bản như một phần của các cuộc kiểm tra sàn giao dịch liên tục. Theo Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA), các hình phạt đã được áp dụng do các thủ tục không đạt yêu cầu để ngăn ngừa rửa tiền và giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Cơ quan điều tiết tài chính Nhật Bản đã ra lệnh cho hai trong số các sàn giao dịch đình chỉ hoạt động của họ trong hai tháng. Eternal Link ngừng các hoạt động từ thứ sáu, ngày 6 tháng 4, và FSHO được yêu cầu phải làm tương tự vào ngày 8 tháng 4, theo Reuters. Lastroots đã nhận được lệnh cải tiến các hoạt động của nó. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản dự kiến sẽ trình bày kết quả đầy đủ của các cuộc điều tra do FSA thực hiện.
Vào tháng 3, FSA đã đình chỉ hai sàn giao dịch - Bit Station ở Nagoya và FSHO một lần nữa, được lệnh chấm dứt các dịch vụ cho đến ngày 7 tháng 4. Cơ quan này cho biết nhà điều hành của nó đã không tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các giao dịch quy mô lớn và không thực hiện các biện pháp cần thiết "để điều hành sàn giao dịch một cách phù hợp và đảm bảo". Theo báo chí Nhật Bản, Bit Station đã bị phạt vì các quan chức cao cấp của nó đã liên quan đến biển thủ tiền gửi mã hóa của khách hàng. Những cáo buộc tương tự đã dẫn đến việc bắt giữ bốn đại diện cao cấp của hai sàn giao dịch tiền mã hóa tại Hàn Quốc. Vào đầu tháng 2, FSA cho hay họ đang kiểm tra tất cả các nền tảng kinh doanh mã hóa trong nước, trong đó có 16 nền tảng chưa được đăng ký tại thời điểm công bố. Cơ quan tài chính công bố danh sách 32 sàn giao dịch mã hóa, một nửa trong số đó đã có giấy phép cung cấp các dịch vụ sàn giao dịch tiền mã hóa.
Hậu quả của một vụ hack lớn
Cơ quan quản lý tài chính Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi sau vụ tấn công Coincheck vào tháng 1. Tin tặc đánh cắp số NEM trị giá 58 tỷ yên (~ 550 triệu USD) từ sàn giao dịch của Nhật Bản. Các nhà chức trách vẫn đang điều tra vụ cướp, một trong những vụ lớn nhất trong lịch sử mã hóa. Các chuyên gia an ninh mạng đã cảnh báo rằng một nửa số NEM coin bị đánh cắp có thể đã được trên darknet.
Tội phạm mã hóa đã trở thành một vấn đề an ninh lớn ở Nhật Bản, một phần của xu hướng ngày càng gia tăng về tội phạm mạng. Chỉ tính riêng năm ngoái, số tiền mã hóa trị giá 6.3 triệu USD đã bị đánh cắp, và đó là trước vụ hack Coincheck.
Các nhà chức trách Nhật Bản đã quyết định thành lập một trung tâm chống lại tội phạm mạng, bao gồm cả việc trộm cắp tiền mã hóa. 500 nhà phân tích và điều tra viên từ các chi nhánh khác nhau của các cơ quan thực thi pháp luật trong đất nước đã tham gia vào đơn vị. Ít nhất 149 cuộc tấn công liên quan đến tiền mã hóa đã diễn ra vào năm 2017, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản gần đây đã tiết lộ.
Đầu tuần này, tin tức phát hiện ra rằng Monex Group ở Tokyo đang cân nhắc mua Coincheck. Hôm thứ 6, thỏa thuận với nhà môi giới tài chính trực tuyến đã được xác nhận. Nhóm nghiên cứu đứng sau sàn giao dịch bị hack đã chấp nhận giá mua lại 3.6 tỷ Yên Nhật (~ 33.6 triệu USD).
Nguồn news.bitcoin.com
Dịch Công nghệ tiền ảo
(xin vui lòng tôn trọng người dịch nếu có sử dụng lại bài viết)
tag: sàn giao dịch, quy định
admin Tác giả
Yêu thích công nghệ tiền ảo và các lĩnh vực công nghệ liên quan tới blockchain. Muốn mang lại kiến thức và tin tức mới nhất tới người Việt.
Địa chỉ mail của bạn sẽ không công khai. Các ô có dấu * yêu cầu bắt buộc phải điền.