Công nghệ Blockchain có thực sự là câu trả lời cho kho lưu trữ phân tán?
Blockchain đã đạt được nhiều hơn là một phần công nghệ đơn giản. Nó đã trở thành một biểu tượng của sự tự do, minh bạch và công bằng. Với điều này, không có gì đáng ngạc nhiên khi các dự án sử dụng công nghệ Blockchain được coi như một công cụ "phù hợp với mọi thứ" để giải quyết tất cả các vấn đề, nhiều vấn đề trong số đó không vượt xa khỏi mục đích ban đầu của Blockchain.
Ngày nay, cụm từ "công nghệ Blockchain" được nghe thấy rất nhiều và đôi khi việc sử dụng công nghệ này về bản chất là không cần thiết. Tim Swanson, Giám đốc nghiên cứu thị trường tại R3CEV thậm chí còn đặt ra thuật ngữ "rửa chuỗi" để mô tả các công ty / startup đang sử dụng hoặc cố gắng sử dụng công nghệ Blockchain ở một số lĩnh vực nhất định khi trên thực tế họ có thể sử dụng công nghệ tiên tiến hơn cho mục đích trước mắt.
Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng khi nói đến lưu trữ hồ sơ và dữ liệu. Mặc dù Bitcoin Blockchain về cơ bản là một cơ sở dữ liệu phân cấp cho các giao dịch, tài khoản và số dư, giữ thông tin trên một sổ cái phân cấp là một thách thức do các vấn đề về sức chứa. Tuy nhiên, một số dự án và công ty khăng khăng đòi xem xét các giải pháp dựa trên nền tảng Blockchain để lưu trữ và trong khi có những trường hợp rõ ràng về sự nhiệt tình tai hại khi sử dụng công nghệ Blockchain, có một số dự án đáng để nhìn nhận lại.
Công nghệ Blockchain được coi như một lớp khuyến khích
Khi nói đến một mối quan hệ qua lại giữa Công nghệ Sổ cái Phân cấp (DLT) và lưu trữ dữ liệu, trường hợp sử dụng phổ biến nhất của Blockchain là như một lớp khuyến khích. Điều này có nghĩa là dữ liệu không được lưu trữ trên chính Blockchain, tuy nhiên mạng lưới hiện tại có thể sử dụng Blockchain làm sổ cái để thanh toán tự động và / hoặc để trao đổi giá trị, cho phép người dùng trả tiền để lưu trữ hoặc truy cập vào các tệp tin.
Trong trường hợp này, lợi ích của việc sử dụng Blockchain so với bất kỳ công nghệ nào khác rất rõ ràng. Nó bao gồm thời gian giải quyết nhanh hơn, phí giao dịch thấp hơn (cho phép các giao dịch vi mô), mức độ bảo mật cao hơn và khả năng lưu giữ tệp tin minh bạch và không thay đổi. Tuy Blockchain không được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, nó cung cấp nền tảng mà mạng lưới phân quyền được xây dựng trên đó, cho phép nó chạy mà không cần cơ quan trung ương nào.
Có một số dự án tận dụng Blockchain theo cách như vậy. Storj, một trong những mạng lưới lưu trữ phân tán đầu tiên và thành công nhất xuất hiện trong thế giới tiền mã hóa. Dự án bắt đầu sử dụng một tài sản dựa trên Bitcoin nhưng sau đó chuyển sang một token ERC20 trên Ethereum Blockchain. Token này, Storj Coin (SCJX) được sử dụng bởi các client để thanh toán tiền lưu trữ và hoạt động như một động lực cho các nút giữ một phần các tệp của client. Các tệp này đã được chia nhỏ, mã hoá và phân phối tới nhiều nút để đảm bảo an toàn và tính sẵn sàng của chúng.
Một ví dụ phổ biến khác là Filecoin, một dự án được phát triển bởi Protocol Labs, những người sáng tạo ra Hệ thống Dữ liệu Liên Hành tinh (InterPlanetary File System - IPFS). Trong trường hợp bạn không quen thuộc với IPFS, nó là một giao thức hypermedia (một loại chương trình giảng dạy với sự trợ giúp của máy tính) thay thế p2p cho phép các tệp được lưu trữ trong một mô hình vĩnh viễn và phân cấp. Điều này cung cấp phiên bản lịch sử cho các tệp, loại bỏ các bản sao và thậm chí cho phép người dùng tiết kiệm băng thông vì các tệp tin được tải xuống từ nhiều máy tính chứ không phải từ một máy chủ duy nhất.
Trong khi IPFS cung cấp cơ sở cho việc lưu trữ các tệp tin, Protocol Labs đã tiến thêm một bước nữa với sự phát triển của Filecoin "hoạt động như một lớp khuyến khích trên IPFS" theo sách trắng. Hệ thống này khác với hệ thống được sử dụng bởi Storj ở nhiều cấp độ.
Trong Filecoin, các thợ đào được trả tiền để lưu trữ và lấy lại các tệp tin, trong khi cũng nhận được phần thưởng từ phần "Proof of Work" (bằng chứng công việc) hữu ích. Cũng không có giá cố định cho việc lưu trữ tệp. Thay vào đó, người sử dụng và thợ đào đặt lệnh mua và bán tại một sàn giao dịch phân tán, biến Filecoin thành một thị trường cạnh tranh trong đó giá cả có thể thích ứng với điều kiện bên ngoài.
Trong khi Filecoin và Storj tập trung cung cấp các dịch vụ lưu trữ đám mây giá rẻ, một dự án có tên Decent hiện đang làm việc trên nền tảng chia sẻ nội dung phân tán cho phép người dùng tải lên và chia sẻ công việc của họ (video, âm nhạc, sách điện tử, vv) mà không cần phải dựa vào một bên thứ ba tập trung. Người dùng có thể truy cập nội dung theo một cách kinh tế hơn bằng cách bỏ qua các trung gian này trong khi các nút lưu trữ nội dung được thưởng bằng chi phí. Giống như Storj, các tệp tin được lưu trữ bởi các nút trên mạng lưới Decent bị chia nhỏ và được mã hóa.
Blockchain để lưu trữ? Có khả thi không?
Lưu trữ dữ liệu trên một Blockchain như Bitcoin có thể được thực hiện trên lý thuyết. Tuy nhiên, giới hạn kích thước khối hiện tại của Bitcoin cho phép lưu trữ 1MB dữ liệu mỗi 10 phút. Ngay cả khi bạn gỡ bỏ giới hạn đó, các nút cuối cùng sẽ dừng việc duy trì một bản sao của Blockchain do kích thước của nó, kết quả dẫn đến một mạng lưới tập trung và dễ tan vỡ. Tất nhiên, vấn đề về khả năng mở rộng đã không cản trở các nhà phát triển cố gắng sử dụng Blockchain như giải pháp lưu trữ và một dự án có tên là Archain có thể đã tìm ra giải pháp.
Archain là một dự án tiền mã hóa muốn giải quyết kiểm duyệt trực tuyến bằng cách tạo ra một kho lưu trữ được phân quyền cho internet. Để làm được điều này, Archain sẽ nâng cấp cấu trúc dữ liệu Blockchain mới - "blockweave" theo sách trắng sẽ cho phép mạng lưới mở rộng tới "một kích thước tùy ý".
Một khi người sử dụng đưa một trang tài liệu lên hệ thống Archain, nó sẽ được lưu trữ trên blockweave với các khoản phí mà người sử dụng phải trả cho thợ đào tìm thấy khối đó. Vì Archain đòi hỏi các thợ đào phải lưu trữ cả khối hiện tại và khối trước đó đã được chọn ngẫu nhiên từ blockweave, các thợ đào sẽ có động lực để lưu trữ càng nhiều dữ liệu càng tốt mà không bị buộc phải lưu trữ toàn bộ blockweave.
Như vậy, Archain có thể đảm bảo rằng nội dung yêu cầu của người dùng luôn sẵn sàng mà không cần phải được lưu trữ bởi từng nút một trên mạng lưới. Archain cũng có thể giải quyết tốc độ tải xuống.
Blockchain riêng tư?
Bạn không thể nói về rửa chuỗi quá lâu mà không nhắc đến Blockchain riêng tư. Khái niệm của một Blockchain riêng tư là ở một mức độ nào đó khá nghịch lý vì thực sự một Blockchain sẽ không có tác dụng nếu mạng lưới khép kín. Nói một cách đơn giản: Nếu một mạng lưới Blockchain không bất biến, rộng mở hoặc minh bạch thì cơ sở dữ liệu thường xuyên sẽ hiệu quả hơn nhiều so với Blockchain.
Tuy nhiên, có một dự án ít được biết đến sử dụng một Blockchain riêng tư kết hợp với Waves Blockchain công khai để cung cấp cho client "những gì tốt nhất của hai thế giới". Chúng ta đang nói về Sigwo Technologies LLC, một công ty tập trung cung cấp dApps và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp muốn tích hợp công nghệ Blockchain để lưu trữ dữ liệu và khôi phục hư hại.
Mặc dù Sigwo Technologies LLC cung cấp một loạt các dịch vụ, việc sử dụng Jupiter Blockchain, Mercury token và Waves Platform đã thu hút sự chú ý hơn cả. Jupiter là một Blockchain riêng tư được xây dựng đặc biệt để lưu trữ thông tin mã hóa. Các mạng lưới khác nhau được tạo ra cho các công ty khác nhau, cho phép các nút có thẩm quyền tham gia và tải dữ liệu trên chuỗi. Cho đến nay, Jupiter không khác nhiều so với bất kỳ Blockchain riêng tư nào khác. Điều làm cho nó nổi bật là Jupiter có thể đảm bảo tính minh bạch và tính không thay đổi dù là một Blockchain riêng tư.
Khi dữ liệu được lưu trữ trên Jupiter, các hàm băm khối (block hash) từ Blockchain riêng tư được lưu trữ vĩnh viễn trên Waves Blockchain. Điều này được thực hiện bằng cách thêm block hash vào một giao dịch Waves. Vì giao dịch Waves có thể được thanh toán với một token tùy chỉnh, token Mercury được sử dụng làm cho quá trình này có thể nằm trong khả năng chi trả được.
Vì các hash block được lưu trữ trên Waves Blockchain, mọi thay đổi đối với Blockchain riêng tư sẽ được công khai phát hiện. Điều này xảy ra vì hàm băm từ một khối nhất định sẽ luôn thay đổi theo thông tin có trong khối. Những gì chúng ta có là một Blockchain trong đó một lượng lớn dữ liệu có thể được lưu trữ bởi các nút đặc biệt (không giống như Blockchain công khai) trong khi vẫn duy trì kiểm chứng công khai.
Kết luận
Như chúng ta đã thấy, có không ít các dự án đang sử dụng công nghệ Blockchain và tiền mã hóa để có thể cho phép lưu trữ phân quyền. Tuy nhiên, cũng đáng chú ý là DLT vẫn còn trong giai đoạn đầu của nó và có thể là các công nghệ tiên tiến hơn có thể thay thế nó đối với các trường hợp sử dụng cụ thể. Nói cách khác, Blockchain có thể không phải là câu trả lời cho mọi thứ.
Nguồn cointelegraph
Dịch Công nghệ tiền ảo
(xin vui lòng tôn trọng người dịch nếu có sử dụng lại bài viết)
tag: blockchain, công nghệ blockchain
admin Tác giả
Yêu thích công nghệ tiền ảo và các lĩnh vực công nghệ liên quan tới blockchain. Muốn mang lại kiến thức và tin tức mới nhất tới người Việt.
Địa chỉ mail của bạn sẽ không công khai. Các ô có dấu * yêu cầu bắt buộc phải điền.