article image

BTC-e bị cơ quan thi hành pháp luật ở Hoa Kỳ tịch thu tên miền

Bitcoin

30/07/2017

2033

Tuần trước đã có báo cáo về cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đối với người được cho là nhà điều hành sàn giao dịch BTC-e, Alexander Vinnik. Cơ quan này đã buộc tội Vinnik với mười chín lần chuyển tiền bất hợp pháp và rửa tiền. Theo bản cáo trạng Vinnik và nền tảng giao dịch bitcoin, BTC-e đã giúp rửa hơn 4 tỷ USD trong các quỹ bất hợp pháp kể từ năm 2011. Từ khi Vinnik bị bắt, trang web BTC-e đã hiển thị tình trạng "Đang bảo trì" khi truy cập vào miền của nền tảng giao dịch.

Những người tham gia Bitcoin trên toàn thế giới đã và đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với sàn giao dịch đã ngừng hoạt động vài ngày trước khi Vinnik bị giam giữ. Theo các cáo buộc của DOJ, nền tảng giao dịch phải đối mặt với khoản tiền phạt là 110 triệu USD, nhưng không ai chắc chắn rằng trang web đã chính thức đóng cửa. Giờ đây, người truy cập trang web sẽ nhìn thấy thông báo tịch thu khi truy cập vào miền. Trang web nói rằng lệnh tịch thu được thực hiện dưới sự chấp nhận của nó và được phát hành bởi Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, DOJ, Kho bạc, Tổng Thanh tra, và Sở Mật vụ Hoa Kỳ.

'Vậy tôi vừa bị cướp bởi Chính phủ Hoa Kỳ?'

Tất nhiên, hầu hết các cuộc thảo luận từ những người tham gia bitcoin trên các diễn đàn và truyền thông xã hội là về Hoa Kỳ và thẩm quyền của họ đối với sàn giao dịch này. Giống như nhiều hành vi phạm tội bị cáo buộc khác trong quá khứ với các nhân vật nổi tiếng như Kim Dotcom, Hoa Kỳ dường như nghĩ rằng mình có thể buộc tội bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào mặc dù họ chưa bao giờ hoạt động trên đất Mỹ. Ví dụ, Alexander Vinnik là một người Nga sống ở Síp nhưng chưa bao giờ sống hoặc hoạt động ở Mỹ. Thứ hai, trang web BTC-e được đăng ký ở New Zealand cùng với công ty bình phong của nền tảng Canton Business Corporation.

Một chủ đề khác mà mọi người đang thảo luận là số tiền từ quỹ của những khách hàng hoàn toàn vô tội và không làm gì sai gửi tại BTC-e. Hiện tại không ai biết có bao nhiêu bitcoin còn lại trên sàn giao dịch, nhưng mọi người đang phàn nàn về những tổn thất trên diễn đàn. Một số khách hàng này không phải là từ Hoa Kỳ và nghĩ rằng quốc gia này đang hành xử thái quá khi một lần nữa tự coi mình là cảnh sát thế giới. Một người tham gia bitcoin giải thích sự thất vọng của mình khi Hoa Kỳ tham gia vào và đóng cửa BTC-e;

“Vậy là tôi vừa bị Chính phủ Hoa Kỳ cướp sao? Tôi đã có một khoản tiết kiệm lớn trong BTC-e và có vẻ như chính phủ Hoa Kỳ đã lấy cắp nó từ tôi. 100% quỹ hợp pháp. Thậm chí tôi còn không phải là người Mỹ.”

Ficen: 'Bất kể chủ sở hữu hoặc vị trí của công ty, nó buộc phải tuân thủ theo quyền thực thi pháp luật của Hoa Kỳ'

Một số người tham gia bitcoin cho biết trang web BTC-e.nz (cổng New Zealand) đang thỉnh thoảng hoạt động và người dùng vẫn có thể có cơ hội thu lại quỹ. Tuy nhiên, tên miền thường bị lỗi do các vấn đề kết nối và cũng hiển thị tình trạng bảo trì. Hơn nữa, cũng có một đơn kiến nghị Change.org yêu cầu DOJ cho phép người dùng vô tội tiếp cận các quỹ BTC-e của họ.

Mạng lưới chống tội phạm tài chính Hoa Kỳ (Ficen) tin rằng nó duy trì thẩm quyền đối với miền vì nhiều giao dịch trên nền tảng BTC-e bắt nguồn từ các khách hàng định cư tại Hoa Kỳ.

Ficen giải thích: "Các giao dịch bao gồm các khoản tiền gửi từ các khách hàng tại Hoa Kỳ đến những người nhận cũng ở trong nước. BTC-e cũng che giấu vị trí địa lý và chủ sở hữu của nó. Bất kể chủ hữu hay vị trí của nó, công ty phải tuân thủ các luật và quy định chống rửa tiền (AML) của Hoa Kỳ như một đơn vị kinh doanh dịch vụ tiền tệ (MSB) ở nước ngoài bao gồm chương trình AML, đăng ký MSB, báo cáo hoạt động khả nghi và yêu cầu lưu trữ hồ sơ."

Nguồn bitcoin.com

tag: btc-e, bitcoin

admin avatar

admin Tác giả

Yêu thích công nghệ tiền ảo và các lĩnh vực công nghệ liên quan tới blockchain. Muốn mang lại kiến thức và tin tức mới nhất tới người Việt.

Bài viên liên quan

Để lại bình luận

Địa chỉ mail của bạn sẽ không công khai. Các ô có dấu * yêu cầu bắt buộc phải điền.