article image

Cách phòng tránh ICO lừa đảo

Ethereum

05/05/2017

3854

Gây quỹ là hình thức tài chính của tương lai. Đầu tư sẽ không chỉ thuộc về thiểu số, và các nhà đầu tư cũng sẽ không còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Venture Capital khi muốn tiến hành một dự án. Có vô số nền tảng gây quỹ để lựa chọn khi bạn muốn biến ước mơ và dự án của mình thành hiện thực.

Trong không gian Blockchain, gây quỹ trở nên khá phổ biến. Những chiến dịch đó thường được biết đến với hình thức là ICO, bao gồm việc cung cấp token từ dự án để đổi lấy Bitcoin, các loại tiền ảo khác hay thậm chí là cả đồng tiền tệ quốc gia. ICO đã phổ biến đến nỗi chẳng lấy gì làm lạ khi có hơn 1 ICO được khởi động trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên việc phân biệt chất lượng của các ICO không phải dễ dàng.

Có rất nhiều dự án được đưa ra để giải quyết vấn đề này, trong đó phải kể đến nền tảng Wings đã khá thành công. Trong nền tảng này,  các dự án được kiểm soát bởi một cộng đồng chủ sở hữu token Wings phi tập trung. Những người này có thể đoán biết trước khả năng thành công một dự án hay một chiến dịch gây quỹ, cho phép các nhà đầu tư dễ dàng thấy được tính khả thi của hạng mục mà không phải phí công nghiên cứu hay ủy thác cho bất cứ bên nào.

Tuy nhiên, Wings vẫn còn đang trong quá trình phát triển và ngay cả sau khi được đưa vào hoạt động, vài dự án vẫn sẽ được tiến hành bên ngoài nền tảng. Đó là lí do tại sao chúng tôi muốn chỉ rõ cho các bạn cách phân biệt một ICO uy tín và một ICO lừa đảo.

Chúng tôi không thể cho bạn biết dự án nào đó có đáng đầu tư hay không, hay cách tìm kiếm một ICO dễ sinh lời như thế nào. Ở đây chúng tôi chỉ chỉ rõ cho bạn các đặc điểm của một ICO lừa đảo, và hi vọng các bạn không tốn tiền đầu tư vào chúng.

Những mục đích siêu thực

Những dự án lừa đảo thường đưa ra những tuyên bố mang tính táo bạo về sản phẩm, ngay cả khi dự án được nêu ra không có gì mới mẻ và đột phá. Rõ ràng, một nền tảng blockchain hay một loại tiền kĩ thuật số không thể có khả năng chấm dứt đói nghèo, khắc phục tình trạng nóng lên toàn cầu hay thay thế mạng internet. Nếu có ai đó cam  đoan đồng tiền kĩ thuật số của anh ta có thể thay thế Bitcoin, sở hữu một số lượng người dùng không tưởng hay giá trị của nó sẽ tăng 100 lần, thì chắc chắn đó là một dự án lừa đảo.

Kể cả nếu dự án thực sự có tiềm năng đó, những nhà phát triển chuyên nghiệp cũng sẽ không bao giờ đưa ra viễn cảnh như trên, họ chỉ đơn giản cho người dùng biết về tiềm năng của dự án mà thôi. Không một nhóm chuyên nghiệp nào đưa ra lời dự đoán về giá token hay khẳng định nó có thể thay đổi thế giới.

Một nồi thập cẩm “ngôn ngữ thời thượng”

Nếu bạn đọc được một đoạn văn bản với đầy những lời lẽ hay ho mà lại không rút ra được thông tin gì mới, vậy thì có lẽ đoạn văn đó không chứa thông tin gì cả.

Nhiều người thích sử dụng những ngôn từ thời thượng để biến đoạn văn trở nên thú vị. Tuy nhiên chúng lại chẳng có giá trị thông tin gì, hãy cẩn thận với những bài văn hay thông báo như vậy.

Whitepaper

Nếu bạn mong muốn tìm kiếm nhiều thông tin đáng tin hơn trong Whitepaper. Điều này có thể đúng, vì các nhà phát triển sẽ giải thích kĩ về công nghệ sản phẩm trên whitepaper. Nhưng nếu một whitepaper chỉ toàn các từ ngữ hoa mỹ, không hề giải thích về công nghệ kĩ thuật thì đó rõ ràng là không đáng tin.

Whitepaper thường giải thích quy chế vận hành của nền tảng một cách chuyên sâu, thường bao gồm bảng biểu, phép tính, thông số kĩ thuật... Nếu tài liệu bạn đang đọc không có những điều này thì hãy đề phòng.

Một ví dụ điển hình là vụ deClouds. Một ICO với whitepaper đầy những lời cam kết không tưởng đã lừa đảo nhiều người không chuyên công nghệ.

Không có nơi lưu trữ code

Đây chính là vấn đề. Có người từng nói: “Mã là luật.” Kể cả khi thông báo dự án và cả whitepaper của nó hoàn toàn không đáng tin tưởng, bạn luôn có thể giải đáp mọi thắc mắc nhờ vào Github hay Sourceforce. Nếu dự án không cung cấp bất cứ một link nào về mã code, vậy thì bạn không nên tốn tiền và thời gian cho nó nữa.

Team

Việc ai là người đứng sau dự án là một vấn đề khá quan trọng. Liệu nhóm dự án có những thành viên nổi tiếng trong cộng đồng tiền kĩ thuật số? Liệu họ đã từng tham gia bất cứ dự án nào khác trước đây chưa? Nếu câu trả lời là có thì đây có thể là một cơ hội thú vị. Nhưng hãy nhớ kiểm tra thật kĩ về thông tin nhóm dự án vì những tay lừa đảo có thể lấy danh nghĩa của họ để đánh bóng tên tuổi.

Có thể sẽ có vào nhà phát triển vô danh khởi động dự án, nhưng không có nghĩa dự án đó là lừa đảo. Vô danh không có nghĩa là lừa đảo. Đã có những dự án tuyệt vời đến từ nhà phát triển vô danh. Nxt và SuperNet là những minh chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu một nhà phát triển vô danh chưa từng có lịch sử làm việc trong cộng đồng Bitcoin (không đăng bài lên reddit, bitcointalk,...), vậy thì hãy tránh xa họ.

Thường thì, những thành viên trong nhóm có thể là vô danh hoặc là có tiếng. Những dự án thực sự thường có ít nhất là một người nổi tiếng trong nhóm, đừng đánh giá cả dự án là không đáng tin cậy chỉ vì bạn nhìn thấy vài khuôn mặt mới lạ. Trong trường hợp nghi ngờ, bạn nên tìm hiểu vì từng người một cách kĩ càng.

Để làm điều đó, bạn có thể kiểm tra tất cả các profile của họ xem liệu tài khoản có phải là thật (tài khoản đó được tạo ra lúc nào, những hoạt động của tài khoản cho đến nay).

Bạn cũng có thể kiểm tra xem liệu họ có thực sự là thành viên của cộng đồng Bitcoin bằng một chức năng tiện dụng trên Bitcointalk. Bitcointalk có ghi chép danh sách người dùng vừa thay đổi mật khẩu hoặc reset tài khoản. Để kiểm tra, bạn có thể xem tại: https://bitcointalk.org/seclog.php hoặc kiểm tra Trust page của người dùng.

Chức năng này cho phép ta biết được một tài khoản đã bị hủy hay được bán đi. Những kẻ lừa đảo thường mua một tài khoản Bitcointalk với một lịch sử hoạt động để đánh lừa người dùng.

Escrow đáng nghi  

Escrow là một dịch vụ lưu trữ coin cho khách hàng cho đến khi một giao dịch hoàn thành. Ví dụ, tôi bán cho bạn một cuốn sách với giá x bitcoin. Nếu tôi gửi cho bạn cuốn sách trước, có thể bạn sẽ không bao giờ trả tiền tôi và ngược lại. Dịch vụ Escrow sẽ xử lí tình trạng này bằng cách giữ bitcoin lại cho đến khi bạn nhận được cuốn sách. Nếu bạn không nhận được quyển sách, thì số bitcoin sẽ được trả lại cho bạn.

ICO cũng sẽ luôn có một escrow để giữ quỹ của người dùng cho đến hết ICO và sau đó nữa. Những escrow này sẽ thường xuyên yêu cầu các ví phải tuân theo quy tắc đa chữ kí, những người được ủy thác là hai hay nhiều thành viên của cộng đồng cùng với một thành viên của nhóm dự án. Trong trường hợp thành viên nhóm dự án có một chìa khóa thì phải có thêm sự đồng thuận của một người giữ khóa nữa để có thể di chuyển quỹ. Đó chính là lý do cho tầm quan trọng của việc có ít nhất hai người giữ khóa là những người có tiếng trong cộng đồng và họ xác nhận rằng mình sẽ là một escrow.

Vụ lừa đảo DeClouds thể lừa đảo "các nhà đầu tư" bằng cách có một escrow với một thành viên cộng đồng, một thành viên của nhóm dự án và một người giữ khóa thứ ba, vốn là một công ty trung lập, đó cũng là một công ty lừa đảo. Kể từ khi anh có 2 trong số 3 chìa khóa bắt buộc, anh đã có thể di chuyển các quỹ.

Bạn cũng muốn kiểm tra loại hình escrow đang được sử dụng. Vì vậy, hãy chú ý đến các escrow và điều kiện escrow.

Hình ảnh giả mạo

Kẻ lừa đảo sẽ hiếm khi cố giả mạo hình ảnh vì một lý do đơn giản. Nó hoàn toàn điên rồ. Các hình ảnh được cắt cảnh rất dễ bị nhận ra và ngay cả khi chỉnh sửa chuyên nghiệp đến đâu chăng nữa thì cũng có những phần mềm nhận biết ảnh giả.

Nhưng, DeClouds đề xuất một sáng kiến về việc sử dụng sử dụng quỹ ICO: mua kim loại quý để hỗ trợ token. Đây không phải là điều mới, tuy nhiên, họ tuyên bố đã hợp tác với Ngân hàng UBS, nơi họ sẽ lưu trữ các kim loại quý này. Rõ ràng là không có sự hợp tác nào cả và những kẻ lừa đảo đã cố gắng “chứng minh” điều đó như sau:

Thủ thuật này đã nhanh chóng bị vạch trần bởi chính người chụp bức ảnh, từ đó làm lộ mặt lừa đảo của DeClouds.

Như bạn đã thấy, thế giới tiền kỹ thuật số có thể khó điều hướng, nhưng nếu bạn cẩn thận và dự án hỗ trợ có hiệu quả thì mọi việc sẽ ổn. Thật không may, sẽ luôn có những nhà đầu tư ngây thơ. Ví dụ, DeClouds đã thu được khoảng 300 BTC. Vì vậy, hãy luôn cảnh giác với những kẻ lừa đảo.

Nguồn cryptocompare

tag: ICO, ICO lừa đảo

admin avatar

admin Tác giả

Yêu thích công nghệ tiền ảo và các lĩnh vực công nghệ liên quan tới blockchain. Muốn mang lại kiến thức và tin tức mới nhất tới người Việt.

Bài viên liên quan

Để lại bình luận

Địa chỉ mail của bạn sẽ không công khai. Các ô có dấu * yêu cầu bắt buộc phải điền.