Tham vọng của Gavin Wood
Tham vọng của Gavin Wood
“Mô hình parachain được tạo ra với niềm tin rằng tương lai của Web3 sẽ liên quan đến nhiều loại blockchains khác nhau hoạt động cùng nhau. Cũng giống như phiên bản hiện tại của internet phục vụ cho các nhu cầu khác nhau, các blockchain cần phải có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ. Parachains giải quyết vấn đề này. ” – Người sáng lập Polkadot Gavin Wood
Gavin Wood người thực hiện hóa ý tưởng của Vitalik Buterin làm nên sự thành công của đế chế Ethereum, sau khi rời Ethereum và xây dựng nên ‘ tương lai của Web3” với tham vọng ‘Polkadot muốn là nơi mà các nền tảng đến để kết nối và hợp tác. Điều này thể hiện rõ ở tính năng Bridge, cầu nối với chính Ethereum thay vì định vị mình là đối thủ cạnh tranh.’
Polkadot (DOT) là một công nghệ mạng lưới blockchain đa chuỗi (multi-Chain), không đồng nhất (heterogeneous) và có khả năng mở rộng. Multi-chain chính là công nghệ cốt lõi giúp hệ sinh thái của Polkadot có thể phát triển mạnh mẽ như thời điểm hiện tại.
Thông qua Multi-chain, các tổ chức khác hoàn toàn có thể build một hệ thống Blockchain chạy trực tiếp trên mạng lưới của Polkadot. Điều này cũng gần giống với các token ERC20 chạy trên smart contact của mạng lưới Ethereum. Và đây chính là tính mở rộng của mạng lưới Polkadot.
Hay dễ hiểu hơn, Polkadot là mạng lưới giúp kết nối các blockchain riêng lẻ với nhau. Nó cho phép các blockchain chia sẻ dữ liệu một cách phi tập trung.
Polkadot kết nối với mọi loại blockchain, từ công khai đến riêng tư.
Tương tự như Cosmos (ATOM), Polkadot tập trung giải quyết hai vấn đề chính của blockchain, đó là khả năng tương tác và khả năng mở rộng.
Tầm nhìn của dự án là tạo ra một “Decentralized Web”, nơi mà danh tính và dữ liệu của chúng ta sẽ được kiểm soát bởi chính chúng ta, chứ không phải một tổ chức hay chính phủ nào khác.
Vậy để làm được điều đó, Polkadot đã giải quyết được vấn đề gì mà Ethereum nói riêng và Blockchain nói chung đang gặp phải?
Nội dung chính của bài viết:
Vấn đề Blockchain đang gặp phải là gì?
Giải pháp của Polkadot để giải quyết vấn đề ?
Liệu giải pháp của Polkadot có ưu việt hơn Avalanche, Cosmos?
Vấn đề Blockchain đang gặp phải là gì?
Chắc hẳn mọi người đã từng nghe đến thuật ngữ “Bộ ba bất khả thi của Blockchain”
Bộ ba bất khả thi là một giả thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỉ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn.
Trong kinh tế học, có bộ ba bất khả thi cho rằng không thể thực hiện được cùng một lúc đồng thời ba chính sách gồm: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ này dùng để chỉ tính dễ đổ vỡ của một quốc giá cố tình thi hành ba chính sách này cùng một lúc.
Bộ ba bất khả thi còn được gọi là Bộ ba bất khả thi Mundell-Fleming. Lý thuyết này cho thấy sự không ổn định cố hữu trong việc cân đối cả ba chính sách khi thiết lập và giám sát chính sách tiền tệ.
Bộ ba bất khả thi của Blockchain
Tam đề của blockchain tức là chỉ đảm bảo tốt được 2 trong 3 vấn đề trên mà không thể đồng thời có cả 3 vấn đề .
Trong ngành Blockchain, cũng có bộ ba bất khả thi bao gồm khả năng mở rộng (Scalability), vấn đề an ninh (Security) và tính phi tập trung (Decentralization).
Có những ví dụ thực tế của bộ ba bất khả thi này. Khi phí giao dịch trung bình đối với tiền ảo bitcoin tăng lên đều đặn sẽ xuất hiện các nghi vấn liên quan đến khả năng mở rộng của Bitcoin.
Tương tự như vậy, các vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum đã được đặt ra rất rõ ràng khi CryptoKitties (game xây dựng dựa trên nền tảng blockchain của Etherium) làm chậm toàn bộ mạng Ethereum. Khả năng mở rộng, trong bối cảnh kiến trúc hệ thống blockchain hiện tại, được xem xét song song với các ý tưởng về việc phân cấp và nâng cấp an ninh.
Phi tập trung hay phân cấp (Decentralization) là một thuộc tính luôn cần có ở các Blockchain hiện tại. Phân cấp có thể kiểm duyệt và cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào một hệ sinh thái phi tập trung mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống.
Khả năng mở rộng (Scalability) liên quan đến khả năng xử lý giao dịch trên bất kỳ mạng cụ thể nào. Nếu public blockchain (như Bitcoin và Ethereum) không giới hạn đối tượng và số người sử dụng, thì hệ thống nhất định phải được thiết lập khả năng xử lý tình huống nền tảng có hàng triệu người dùng internet tham gia.
Vấn đề an ninh (Security) liên quan đến việc đảm bảo sự an toàn cho hệ thống. Sức đề kháng trung bình tối thiểu của các Blockchain cần đạt được là phải chống lại được các cuộc tấn công như tấn công Sybil, tấn công DDoS, v.v.
Giải pháp của Polkadot là gì?
Từ những vấn đề đã đặt ra ở trên, Polkadot xây dựng cấu trúc blockchain gồm 3 thành phần để giải quyết như sau.
Do Polkadot là một công nghệ đa chuỗi, Polkadot cho phép hệ thống thực hiện song song các giao dịch trên nhiều parachains khác nhau.Thay vì đẩy tất cả các ứng dụng qua một mạng, mỗi ứng dụng có chuỗi khối nhỏ của riêng nó – hoặc parachain – kết nối trở lại chuỗi chính. Đây là yếu tố tạo nên tốc độ xử lý giao dịch ấn tượng của Polkadot.
Ví dụ: Hiện Ethereum hỗ trợ xử lý tối đa 15 giao dịch trong 1 giây, Bitcoin thâm chí chỉ có thể xử lý khoảng 7 giao dịch mỗi giây trong khi 1 ứng dụng đơn lẻ trên Polkadot có thể xử lý 1000 giao dịch trong 1 giây.
Do vậy cả Hệ sinh thái Polkadot có khả năng xử lý giao dịch với tốc độ gấp hàng trăm lần so với Dapp riêng lẻ, nghĩa là hàng trăm nghìn giao dịch trong 1 giây. Với tốc độ xử lý khủng như vậy, việc mở rộng mạng lưới Polkadot chỉ còn là vấn đề thời gian.
Parachain
Parachain là các blockchain song song cùng với Polkadot. Mỗi blockchain đều có cấu trúc độc đáo riêng. Parachain được sử dụng để song song hóa các giao dịch và đạt được khả năng mở rộng. Parachain được kết nối và bảo đảm bởi Relay Chain.
Mỗi parachain sẽ có các chức năng khác nhau,hiện tại sẽ có 100 parachain nhưng sẽ có thêm các parachain khác do nhiều dự án không đủ kinh phí đẻ cắm trực tiếp vào chain mẹ, nên khi nào đồng bộ họ sẽ cắm vào.
Polkadot sử dụng parachains để giải quyết những vấn đề về tốc độ và tắc nghẽn. Thay vì đẩy tất cả các ứng dụng qua một mạng, mỗi ứng dụng có chuỗi khối nhỏ của riêng nó – hoặc parachain – kết nối trở lại chuỗi chính.Trên thực tế, điều đó có nghĩa là nếu nhu cầu về một ứng dụng cụ thể tăng vọt, nó sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của các ứng dụng trên blockchain của Polkadot. Hãy nghĩ về nó giống như những con đường phụ giúp lưu thông ra khỏi con đường tắc nghẽn. Nó có một nhóm các nhà phát triển đang phát triển nhanh chóng. Polkadot đã tăng lên trên 400 dự án vào năm 2021.
Relay Chain
Relay Chain là gì? Relay Chain là nhân của Polkadot. Đây là chuỗi cơ sở L0 chứa tất cả các validators và chịu trách nhiệm bảo mật, quản lý và kết nối các parachains. Ngoài quản trị Relay Chain, các parachains cũng có quản trị chủ quyền. Relay Chain có thể hỗ trợ ước tính khoảng 100 đến 250 parachains. Giới hạn parachain chủ yếu được thúc đẩy bởi chi phí liên quan đến việc mở rộng quy mô Cross-Chain Message Passing ( XCMP ) của Polkadot và tuân thủ tỷ lệ validator trên parachain tối ưu 10:1 để duy trì phân cấp và chất lượng hiệu suất.
Relay là chain trung tâm của Polkadot. Nhiệm vụ của Relay Chain là kết nối các validator các Parachain. Validator sẽ stake DOT token để bảo vệ mạng lưới, xác thực giao dịch và quản trị mạng.
Ví dụ Relay Chain như Hoa Kỳ: Chuỗi chuyển tiếp là chính phủ liên bang và parachains là các tiểu bang riêng lẻ. Chính phủ liên bang bảo vệ, quản lý và hợp nhất các bang riêng lẻ. Đồng thời, các quốc gia tự bảo mật, quản lý và điều phối. Nếu tranh chấp nảy sinh, chính phủ liên bang sẽ xếp hạng cao hơn các chính phủ tiểu bang.
Parathread: Đây cũng giống các parachain, song các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực.
Bridges Chain: Là cầu nối giữa blockchain Polkadot với các blockchain khác, cung cấp khả năng tương tác giữa các mạng với nhau.
Liệu giải pháp của Polkadot có ưu việt hơn Avalanche, Cosmos?
Ý tưởng về ‘interable multi-chain network’ không phải Polkadot mà là Cosmos , vậy điểm khác biệt của chúng là gì?
Tìm hiểu bài so sánh chi tiết Polkadot với Avalanche và Cosmos tại đây.
Nhiều dự án theo đuổi giấc mơ Multi-chain Network để mở rộng quy mô, tương tác giữa nhiều blockchain, nhưng những cái tên nổi bật thì không nhiều, Avalanche, Polkadot và Cosmos chính là những cái tên triển khai giải pháp này một cách thành công nhất.
Qua đó ta có thể thấy mặc dù cùng mục tiêu biến “bộ ba bất khả thi” trong blockchain không còn là “bộ ba bất khả thi” tuy nhiên hướng đi và cách giải quyết vấn đề của Polkadot , Avalanche hay Cosmos là hoàn toàn khác nhau, và cũng rất khó để nói dự án nào mới thật sự là Kỳ Lân của Web 3, nhưng với sự dẫn dắt của Gavin Wood thì mọi chuyện hoàn toàn có thể, vậy chúng ta cùng chờ đợi sự đột phá của Polkadot và Gavin Wood liệu có phá đảo Web 3 và đạt được tham vọng này không/
Dislcaimer:Tất cả thông tin ở đây chỉ để tham khảo, không phải tư vấn đầu tư. Hy vọng rằng, thông tin mà chúng tôi đã thu thập trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Mia O'Hara Tác giả
Yêu thích công nghệ tiền ảo và các lĩnh vực công nghệ liên quan tới blockchain. Muốn mang lại kiến thức và tin tức mới nhất tới người Việt.
Địa chỉ mail của bạn sẽ không công khai. Các ô có dấu * yêu cầu bắt buộc phải điền.