article image

IOTA là gì?

IOTA

23/10/2017

3393

1. IOTA là gì?

IOTA khác với mọi loại tiền mã hóa khác. Bitcoin, ethereum và hầu hết các loại tiền tệ nổi tiếng khác đều sử dụng công nghệ blockchain. Trên blockchain, nút (thợ đào) khai thác khối bằng cách xác minh các giao dịch và mỗi khối mới kết nối với khối trước đó tạo thành một chuỗi không thể đảo ngược. Mặc dù công nghệ này là một giải pháp tuyệt vời để phân cấp nền kinh tế, nó không phải là cách duy nhất.

IOTA sử dụng một công nghệ mới mà họ gọi là The Tangle. Thay vì sử dụng blockchain và cho phép các thợ đào xác minh giao dịch, người dùng sẽ xác minh hai giao dịch trước đó để tự thực hiện giao dịch. Các nhà phát triển IOTA tuyên bố công nghệ này cho phép các giao dịch miễn phí và tức thời, điều này làm cho các giao dịch vi mô (micropayment) trở nên khả thi. Các giao dịch vi mô là một mô hình kinh doanh qua đó người dùng có thể mua dịch vụ ảo hoặc hàng trực tuyến với số tiền rất nhỏ. Với tình trạng hiện tại của bitcoin và thậm chí cả ethereum, micropayment thật sự vẫn là điều không thể đối với các chuỗi này do chi phí giao dịch. IOTA hướng đến việc giải quyết vấn đề này.

2. The Tangle

Một Tangle là một đồ thị không có chu trình (DAG).

3. Tangle vs Blockchain

Blockchain của Iota giải quyết được những vấn đề sau đây của người anh em blockchain của nó:

 

Tập trung quyền kiểm soát

Như lịch sử cho thấy, thợ đào nhỏ hình thành các nhóm lớn để giảm sự khác biệt của phần thưởng. Điều này dẫn đến sự tập trung quyền lực (tính toán và chính trị) trong tay của một vài nhà vận hành bể đào và đem lại cho họ khả năng áp dụng rộng rãi các chính sách (lọc, trì hoãn) đối với một số giao dịch nhất định. Mặc dù không có trường hợp nào được biết đến về việc các nhà vận hành bể đào lạm dụng quyền lực của họ nhưng có một số ví dụ trong đó họ có cơ hội để làm vậy. Khả năng này trong một hệ thống tiền tệ cung cấp sức mạnh cho một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

 

Mật mã học "lỗi thời"

Mặc dù các máy tính lượng tử quy mô lớn vẫn chưa xuất hiện, các công ty định hướng tương lai đã bắt đầu tiến hành các bước hướng tới tính năng mật mã học chống lại lượng tử. Từ quan điểm bảo mật, hoàn toàn có lí do để giả định rằng phần cứng có khả năng crack các thuật toán mật mã cổ điển có thể xuất hiện trong tương lai gần, vì vậy chuẩn bị là biện pháp phòng vệ duy nhất.

 

Không có khả năng tiến hành micropayment

Phí giao dịch được sử dụng để trang trải các chi phí cho thợ đào và giảm thiểu các cuộc tấn công spam. Chúng cũng đặt ra một ngưỡng cho số tiền tối thiểu của một khoản thanh toán mà dưới mức đó việc chuyển tiền trở nên không thích hợp.

 

Không chịu được sự chia cắt

Các loại tiền tệ dựa trên Blockchain không thể tồn tại được trong quá trình phân chia kéo dài của mạng lưới bởi vì điều này có thể dẫn tới sự đảo chiều của một số lượng lớn giao dịch. Chúng cũng không thể đề xướng phân chia có chủ ý trong các trường hợp được yêu cầu.

 

Phân biệt đối xử người tham gia

Các loại tiền mã hóa hiện tại là các hệ thống không đồng nhất với các vai trò được tách biệt rõ ràng (người phát hành giao dịch, người chấp thuận giao dịch). Các hệ thống như vậy tạo ra sự phân biệt đối xử không thể tránh khỏi trong một số yếu tố của chúng, từ đó tạo ra xung đột và làm cho tất cả các yếu tố sử dụng các nguồn lực để giải quyết xung đột.

 

Giới hạn khả năng mở rộng

Một số loại tiền mã hóa có giới hạn cứng nhắc đối với tỷ lệ giao dịch tối đa và các giới hạn này không thể được loại bỏ theo cách phân cấp. Số lượng các giới hạn được cài đặt trước khi ra mắt không thể đáp ứng các yêu cầu của một hệ thống trừ khi nó được thiết lập bởi một người có kỹ năng dự đoán phi thường. Giá trị quá thấp có thể cản trở tăng trưởng của cơ sở người sử dụng, giá trị quá cao có thể khiến hệ thống trở thành mục tiêu của các loại tấn công khác nhau.

 

Yêu cầu cao đối với phần cứng

Các loại tiền mã hóa bắt nguồn từ Bitcoin sử dụng cách tiếp cận dựa trên bản chính ban đầu cho phép triển khai một loạt các trường hợp sử dụng. Các loại tiền tệ khác sử dụng phương pháp tiếp cận tương tự như cách các ngân hàng sử dụng nhưng thêm các tính năng bổ sung. Cả hai đều làm tăng đáng kể yêu cầu đối với phần cứng do logic xử lý giao dịch phức tạp.

 

Tăng trưởng dữ liệu không giới hạn

Lưu trữ tất cả các chuyển đổi trạng thái dẫn đến sự tăng trưởng nhanh của dữ liệu mà không làm tăng đáng kể thông tin số dư được lưu trữ. Sự không hiệu quả này không thể được gỡ bỏ thậm chí với kỹ thuật cắt tỉa dữ liệu và sự phổ biến cao của đồng tiền có thể dẫn đến sự sụp đổ của nó.

4. Internet-of-Things

Iota là một token mã hóa giao dịch vi mô mới và khác biệt được tối ưu hoá cho Internet-of-Things (IoT). Không giống như các blockchain phức tạp và nặng nề của Bitcoin và những loại tiền tương tự được thiết kế với những mục đích sử dụng khác, Iota được tạo ra nhẹ nhàng nhất có thể, do đó tên "Iota" nhấn mạnh vào phần "IoT".

Internet-of-Things là những vật dụng hàng ngày như quần áo, xe cộ và các phụ kiện được cung cấp với các máy tính nhỏ có thể kết nối chúng thông qua internet. Các nhà phát triển đằng sau IOTA tin rằng Internet-of-Things sẽ kết nối hầu hết các mặt hàng của chúng ta trong tương lai. Một cách để sử dụng các mặt hàng này sẽ là thông qua micropayment. Chúng phải rất rẻ và do đó bất kỳ khoản phí giao dịch nào có thể làm cho chúng không thể tồn tại trên Internet-of-Things. Hãy tưởng tượng bạn trả tiền vé tàu điện ngầm bằng cách sử dụng tiền mã hóa. Ở hầu hết các thành phố, chi phí giao dịch của một quá trình chuyển bitcoin vượt quá chi phí của một vé tàu. Mục tiêu của IOTA là trở thành phương thức giao dịch và tiền tệ có thể giải quyết vấn đề này.

IOTA mang lại rất nhiều lợi ích về mặt lý thuyết, chẳng hạn như giao dịch miễn phí với ít hoặc không có thời gian giao dịch. Tuy nhiên có một số vấn đề và mối quan ngại.

Mặc dù Interet-of-Things đang phát triển, nó vẫn còn ở giai đoạn rất sớm và không chắc nó sẽ phát triển ra sao và liệu nó có đòi hỏi một loại tiền tệ cho các micropayment hay không.

Tính khả thi của các micropayment cũng có thể gây tranh cãi. Trên lý thuyết, tâm lý con người có thể trở thành một mối đe dọa đối với việc thực hiện nó. Nick Szabko, người nổi tiếng với việc tạo ra Bitgold và kiến thức về tiền mã hóa của mình tuyên bố rằng mặc dù chúng ta có công nghệ để triển khai các micropayment vào nền kinh tế nhưng chúng không thể thực hiện được do tâm lý con người. Szabko lập luận rằng tâm trí con người không thể hiểu được tầm quan trọng nhỏ của các micropayment. Các giao dịch không chỉ có chi phí giao dịch công nghệ mà còn có chi phí giao dịch nhận thức. Kết luận của ông là chi phí tinh thần sẽ vượt quá chi phí tính toán của micropayment.

Ngày nay, vẫn chưa rõ ràng Internet-of-Things sẽ ảnh hưởng mức độ nào đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai. IOTA có thể mang lại rất nhiều lợi ích đơn giản như một hệ thống thanh toán nếu công nghệ của nó hoạt động như trên lý thuyết. Giống như hầu hết các loại tiền mã hóa mới, giá trị của nó có tính đầu cơ cao vào thời điểm này. Có thể một ngày nào đó nó sẽ trở nên quan trọng hoặc cũng có thể không. Hãy nhớ đa dạng hóa danh mục đầu tư tiền mã hóa của bạn và không đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ nếu bạn dự định mua IOTA.

Nguồn tổng hợp

Dịch Công nghệ tiền ảo

(xin vui lòng tôn trọng người dịch nếu có sử dụng lại bài viết)

tag: IOTA, IOTA là gì

admin avatar

admin Tác giả

Yêu thích công nghệ tiền ảo và các lĩnh vực công nghệ liên quan tới blockchain. Muốn mang lại kiến thức và tin tức mới nhất tới người Việt.

Bài viên liên quan

Để lại bình luận

Địa chỉ mail của bạn sẽ không công khai. Các ô có dấu * yêu cầu bắt buộc phải điền.