article image

Điểm lại dấu mốc nổi bật trong quá trình hoạt động của Polkadot- Q1/2022

Polkadot

01/07/2022

653

Giới thiệu về Polkadot

Polkadot là một mạng lưới blockchain sử dụng cơ chế NPoS, được thiết kế để hỗ trợ các blockchain Layer 1 kết nối với nhau. Các nền tảng này sau khi kết nối với Polkadot sẽ được gọi là parachain. 

Mỗi chuỗi được xây dựng trong Polkadot sử dụng Substrate, cho phép các nhà lập trình chọn các thành phần cụ thể phù hợp nhất để phát triển ứng dụng của họ. Hệ sinh thái của Polkadot bao gồm các parachain cắm vào một nền tảng cơ sở duy nhất được gọi là Relay Chain. Nền tảng cơ sở này không hỗ trợ chức năng ứng dụng, thay vào đó nó chứa tất cả các trình xác thực, chịu trách nhiệm bảo mật, quản lý và kết nối các parachain.

Sau gần 5 năm nghiên cứu và phát triển, các parachain đầu tiên đã được ra mắt vào gần cuối năm 2021. Vào cuối Quý 01/2022, đã có 13 dự án giành được các vị trí parachain và Polkadot thu về hơn 127,8 triệu DOT (11% tổng nguồn cung, trị giá 2,9 tỷ USD).

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua dấu mốc phát triển quan trọng kể từ khi ra mắt parachain và đánh giá hiệu suất hoạt động của mạng lưới trong Quý 01/2022. 

Lịch sử giá của đồng DOT

Khái niệm Parachain lần đầu tiên được giới thiệu trong Whitepaper của Polkadot vào năm 2016. Tháng 10/2021, tại hội nghị Sub0 Online, người đồng sáng lập Polkadot – ông Robert Habermeier đã thông báo rằng Relay Chain đã sẵn sàng hỗ trợ parachain . 

Trong ba tuần tiếp theo, giá DOT đã tăng 57% lên mức ATH là 55,08 USD (vốn hóa thị trường 56,5 tỷ USD) vào ngày 05/11/2021. 

Tuy nhiên, Polkadot cùng với toàn bộ tài sản trong thị trường tiền mã hóa, đã có một đợt điều chỉnh mạnh từ tháng 11/2021 đến hết Quý 01/2022. DOT kết thúc Quý 1 năm 2022 ở mức 22,5 USD (vốn hóa thị trường 23,3 tỷ USD), giảm 60% so với mức ATH.

Trong Quý 01/2022 vừa qua, đã có một sự thay đổi lớn trong định giá của Polkadot và các hệ sinh thái khác. Cụ thể, LUNA là đồng coin có sự tăng trưởng lớn nhất với +18%, FTM có mức giảm giá lớn nhất là -38% và Polkadot có mức giảm lớn thứ ba ở mức -19%.

 

Hiệu suất sử dụng mạng lưới

Tài khoản người dùng Polkadot, cả mới và đang hoạt động cũng có xu hướng tương tự như giá DOT. Vào tháng 11/2021, tài khoản người dùng đã tăng 131% so với mức trung bình hàng năm và ghi nhận mức ATH mới. Tuy nhiên, kể từ sau tháng 11/2021, cả tài khoản người dùng mới và đang hoạt động giảm đáng kể. 

Sự sụt giảm của các tài khoản đang hoạt động có thể là kết quả của việc người dùng khóa DOT để hỗ trợ các dự án đã trở thành parachain (khóa trong 2 năm), hoặc giúp các dự án đang tham gia các phiên đấu giá parachain giành chiến thắng. 

Người dùng sẽ không thể sử dụng các đồng DOT bị khóa trong sự kiện crowdloan của các dự án, do đó số lượng tài khoản đang hoạt động bị giảm là điều hiển nhiên. Để chống lại sự hạn chế về tính thanh khoản, Acala và Parallel Finance đã giới thiệu tính năng stake thanh khoản.

Việc giảm số lượng tài khoản mới có thể là do đợt đầu tiên của các phiên đấu giá parachain thu hút nhiều nhà đầu tư hơn so với đợt thứ hai. Số lượng DOT khóa trong đợt đấu giá parachain đầu tiên (1 – 5) nhiều hơn 342% so với đợt đấu giá thứ hai (6 – 11).

Ngược lại, số lượng địa chỉ nắm giữ DOT hàng tháng trong năm 2021 và quý 01/2022 đều tăng trưởng. Sự gia tăng này cho thấy nhà đầu tư quan tâm đến hệ sinh thái Polkadot nhiều hơn, mặc dù định giá của nó giảm mạnh.

Bảo mật và phân quyền

Polkadot sử dụng cơ chế đồng thuận NPoS (Nominated Proof of Stake). NPoS khá giống với DPoS, nhà đầu tư sẽ khóa DOT của mình, ủy quyền cổ phần cho 1 validator để xác nhận và thêm khối mới vào chuỗi, sau đó chia sẻ phần thưởng khối.

Bên cạnh đó, người xác thực được thanh toán điểm era sau 24 giờ một lần khi hoàn thành nhiệm vụ của họ. Cứ sau 4 giờ, một tập hợp người xác thực được chỉ định ngẫu nhiên để xác thực tất cả các parachain với hệ số nhân dựa trên điểm era mà họ kiếm được.

Sự kết hợp của điểm era và cơ chế xác thực parachain ngẫu nhiên sẽ giúp đảm bảo người xác thực sẽ kiếm được phần thưởng gần giống nhau. Bởi vì những người xác thực kiếm được phần thưởng gần bằng nhau và phân phối những phần thưởng này theo tỷ lệ cho những người được đề cử của họ. 

Mô hình phần thưởng trình xác thực và người đề cử được thiết kế để phân cấp tập hợp trình xác thực của Polkadot. Tại thời điểm kết thúc Quý 01/2022, 294 trong số 297 (99%) người xác thực đã stake 1,8 – 2,6 triệu DOT.

Polkadot sử dụng mô hình token lạm phát, do đó không có số lượng DOT tối đa. Phần thưởng lạm phát được phân phối cho người xác thực đã giúp Polkadot đảm bảo an ninh mạng, phần còn lại sẽ được chuyển đến kho bạc. 

Tỷ lệ lạm phát thay đổi theo tỷ lệ staking của Polkadot, với mức trung bình là khoảng 10% mỗi năm. Trong Quý 01/2022, DOT duy trì tỷ lệ staking nhất quán dao động trong phạm vi từ 53,8% – 58,6% tổng số token DOT được stake.

Polkadot cho phép một thực thể chạy nhiều trình xác thực. Theo Subscan, trong Quý 01/2022, có 7 thực thể chạy nhiều trình xác thực, chiếm 20% tổng số DOT được stake. Trên thực tế, có thể có nhiều thực thể bổ sung đang chạy nhiều trình xác thực, nhưng Subscan chưa xác định được chúng.

Với cơ chế phân phối phần thưởng đồng đều, việc chạy nhiều trình xác thực sẽ mang lại giá trị lớn hơn. Do đó, các trình xác thực Polkadot tự giới hạn stake tối thiểu 1 DOT và chỉ định DOT của họ trên tối đa 16 trình xác thực, để tối đa hóa giá trị phần thưởng staking mà họ nhận được. Trong tổng số DOT được stake, khoảng 99,7% là từ những người được đề cử (Nominator) và 0,3% là từ những người xác thực (Validator).

Đấu giá parachain

Phiên đấu giá parachain đầu tiên bắt đầu vào ngày 11/11/2021. Vào cuối Quý 01/2022, 13 dự án đã giành được vị trí parachain với số DOT bị khóa là 127,8 triệu DOT (11% tổng nguồn cung trị giá 2,9 tỷ USD). Polkadot có 28 cuộc đấu giá vị trí mới được lên lịch cho đến hết tháng 02/2023 (nâng tổng số lên 41 cuộc).

Trong số 13 parachain đầu tiên, 7 dự án là nền tảng DeFi, 3 dự án là nền tảng hợp đồng thông minh và số còn lại là chuỗi cơ sở hạ tầng Web 3.0

Polkadot và Kusama

Một thành phần độc đáo khác của hệ sinh thái Polkadot là Kusama. Đây là một blockchain có chủ quyền với các dòng code và cấu trúc được thiết kế gần giống như Polkadot. Tuy nhiên, Kusama có cơ chế quản trị nhanh hơn với thời gian bỏ phiếu là 7 ngày, trong khi đó con số này của Polkadot là 28 ngày. Tất cả các đợt triển khai code mới đều được đề xuất, phê duyệt, thử nghiệm và triển khai trên Kusama trước khi chuyển sang Polkadot. 

Như vậy, Polkadot và Kusama có quan hệ mật thiết với nhau. Trong 5 Quý vừa qua, giá trị vốn hóa thị trường của cả hai mạng lưới này dường như tương đồng với hệ số tương quan là 0,797.

Ngược lại, hoạt động của người dùng giữa các mạng lưới này có rất ít sự tương quan. Trong 5 Quý qua, tài khoản người dùng của cả hai mạng lưới đều có hệ số tương quan là 0,42. Số lượng tài khoản người dùng trên cả hai mạng lưới đều giảm sâu sau đợt đấu giá parachain đầu tiên.

Tương tự như mối quan hệ của Kusama và Polkadot, các nhóm dự án parachain có thể khởi chạy parachain Kusama để thử nghiệm các tính năng mới. Trung bình phần lớn các parachain của Polkadot sẽ có giá trị tài sản đã khóa gấp 10 lần giá trị USD của các tài sản khóa trên parachain của Kusama, ngoại trừ Phala Network.

Tổng quan về nhà phát triển

Theo báo cáo của Electric Capital năm 2021, Polkadot có cộng đồng nhà phát triển lớn thứ hai trong không gian blockchain. Polkadot bắt đầu với 840 nhà phát triển và kết thúc năm 2021 với số lượng thành viên đã tăng lên đến 1.400 nhà phát triển. Ethereum có nhiều nhà phát triển nhất với 3.920 và Cosmos có nhiều thứ ba với khoảng 950.

Hoạt động của nhà phát triển đến năm 2021 và Quý 01/2022 là nhất quán. Trong khoảng thời gian đó, có hơn 10.000 sự kiện dành cho nhà phát triển được diễn ra. Tháng 10/2021, các nhà phát triển chuyển trọng tâm sang hỗ trợ các parachain tiềm năng và chuẩn bị cho đợt đấu giá parachain đầu tiên. 

Riêng Quý 01/2022, hoạt động trung bình hàng tháng của nhà phát triển giảm 10% do các nhà phát triển ưu tiên kích hoạt các tính năng đã triển khai trước đó, thay vì phát triển các tính năng mới. Nhìn chung, nhà phát triển Polkadot là một trong những nhóm hoạt động tích cực nhất trong lĩnh vực tiền mã hóa.

Thách thức của hệ sinh thái Polkadot

Vào Quý 04/2021, số lượng người dùng mới trên Polkadot liên tục tăng do đợt đấu giá parachain đầu tiên được diễn ra. Tuy nhiên, sự phấn khích xung quanh hệ sinh thái đã giảm dần cho đến Quý 01/2022.

Để lấy lại sự phấn khích đó, Polkadot cần tạo ra một động lực mới. Đó có thể là các cuộc đấu giá parachain tiếp theo với những dự án thực sự tiềm năng. Hoặc các giao thức mới sử dụng cấu trúc chuỗi chéo và XCM của Polkadot. 

Việc phát triển các trường hợp sử dụng và chức năng mới sẽ thể hiện sức mạnh của mạng lưới và thu hút người dùng một cách tự nhiên hơn.

Ngoài ra, người dùng trên mạng lưới Polkadot thường phàn nàn về sự phức tạp của ví polkadot{.js}. Chính vì thế, trong Quý 01/2022, nhiều dự án xây dựng ví lưu trữ chính thức gia nhập vào hệ sinh thái Polkadot. Và Talisman, SubWallet, Nova Wallet, Polkawallet là những dự án nổi bật.

Lộ trình tiếp theo

Polkadot được ra mắt vào tháng 05/2020 cùng với Relay Chain, đến cuối năm 2021 đợt đấu giá parachain đầu tiên được diễn ra. Một số phát triển và tối ưu hóa dành cho Polkadot đã và đang được thực hiện trong Quý 01/2022, dự kiến sẽ kéo dài đến cuối năm 2022.

Một trong những phát triển quan trọng nhất đối với Polkadot chính là xây dựng XCM. XCM là một ngôn ngữ giao tiếp cho phép các parachain trao đổi thông điệp với nhau, tương tự như Inter-Blockchain Communication (IBC) trên Cosmos. 

Kusama đã thử nghiệm một phiên bản ứng dụng light client của XCM, được gọi là HRMP. XCM sẽ được triển khai trên Polkadot dự kiến vào Quý 02/2022. 

Một phát triển trọng tâm khác là khởi chạy parathread – phiên bản song sinh của parachain. Thay vì luôn được kết nối với Relay Chain như parachain, các dự án kết nối với parathread sẽ trả tiền để có được tính bảo mật và khả năng tương tác của Relay Chain khi cần thiết. Parathread hữu ích cho các dự án không muốn thuê một parachain trong 2 năm, hoặc các dự án không muốn gia hạn thời gian thuê parachain.

Cuối cùng, các nhà phát triển sẽ tiếp tục tối ưu hóa hiệu suất của mạng lưới Polkadot. Bước đầu của công cuộc này là một nâng cấp hiệu suất lớn đến từ việc sao lưu không đồng bộ. Nó sẽ cho phép các parachain xây dựng các khối cùng với Relay Chain và giảm thời gian khối từ 12 giây xuống còn 6 giây. Và các bản cập nhật giao thức bổ sung cũng đang được phát triển.

Một số sự kiện quan trọng

Ngày 13/10/2021: Robert Habermeier ra mắt parachain và thông báo ngày đấu giá.

Ngày 11/11/2021: Bắt đầu đợt đấu giá parachain đầu tiên.

Ngày 18/11/2021: Acala giành chiến thắng vị trí parachain thứ 1 trên Polkadot.

Ngày 25/11/2021: Moonbeam giành chiến thắng vị trí parachain thứ 2 trên Polkadot.

Ngày 02/12/2021: Astar giành chiến thắng vị trí parachain thứ 3 trên Polkadot.

Ngày 09/12/2021: Parallel Finance giành chiến thắng vị trí parachain thứ 4 trên Polkadot.

Ngày 15/12/2021: Xây dựng lại thương hiệu Polkadot.

Ngày 16/12/2021: Clover Finance giành chiến thắng vị trí parachain thứ 5 trên Polkadot.

Ngày 17/12/2021: Các parachain 1 – 5 được kết nối với Relay Chain.

Ngày 30/12/2021: Efinity giành chiến thắng vị trí parachain thứ 6 của Polkadot.

Ngày 13/01/2022: Composable Finance giành chiến thắng vị trí parachain thứ 7 của Polkadot.

Ngày 27/01/2022: Centrifuge giành chiến thắng vị trí parachain thứ 8 của Polkadot.

Ngày 02/02/2022: Báo cáo của Polkadot cho thấy lượng khí carbon của nền tảng này thấp nhất.

Ngày 10/02/2022: HydraDX giành chiến thắng vị trí parachain thứ 9 trên Polkadot.

Ngày 24/02/2022: Interlay giành chiến thắng vị trí parachain thứ 10 trên Polkadot.

Ngày 24/02/2022: 30 phiên đấu giá parachain bổ sung được lên lịch.

Ngày 10/03/2022: Nodle Network giành chiến thắng vị trí parachain thứ 11 trên Polkadot.

Ngày 19/03/2022: Equilibrium giành chiến thắng vị trí parachain thứ 12 trên Polkadot.

Ngày 31/03/2022: Phala Network giành chiến thắng vị trí parachain thứ 13 trên Polkadot.

 

Dislcaimer:Tất cả thông tin ở đây chỉ để tham khảo, không phải tư vấn đầu tư. Hy vọng rằng, thông tin mà chúng tôi đã thu thập trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!

Nguồn: Messari

 

tag: Điểm lại dấu mốc nổi bật trong quá trình hoạt động của Polkadot- Q1/2022

admin avatar

Mia O'Hara Tác giả

Yêu thích công nghệ tiền ảo và các lĩnh vực công nghệ liên quan tới blockchain. Muốn mang lại kiến thức và tin tức mới nhất tới người Việt.

Bài viên liên quan

Để lại bình luận

Địa chỉ mail của bạn sẽ không công khai. Các ô có dấu * yêu cầu bắt buộc phải điền.